Ưu tiên dinh dưỡng trong bối cảnh đại dịch

Đại dịch toàn cầu đã gây tác động lớn đến tình trạng thừa và thiếu dinh dưỡng ở các khu vực khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố như yêu cầu cách ly và khả năng tiếp cận thực phẩm. Chế độ ăn uống lành mạnh là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh, và Tập đoàn Ajinomoto đã liên tục đưa ra các sản phẩm và sáng kiến góp phần tạo nên một lối sống lành mạnh. Tiến sĩ Ana San Gabriel, Phó Trưởng Phòng Truyền thông Toàn cầu, Khối Khoa học của Tập đoàn Ajinomoto đã đưa ra bốn chiến lược để hỗ trợ cải thiện sức khỏe tổng quát cho con người trong giai đoạn này.

1. Ăn uống lành mạnh

Thưởng thức các loại thực phẩm bổ dưỡng và các bữa ăn cân bằng dinh dưỡng là cách tốt nhất để hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng quan trọng đối với hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Tập trung vào trái cây, rau củ và các nguồn protein bổ dưỡng, ví dụ như hải sản và các loại đậu, đồng thời giảm lượng tiêu thụ muối và đường có thể giúp giảm viêm và hỗ trợ sức khỏe tổng thể. Tình trạng viêm có thể xảy ra bởi một số nguyên nhân, có thể do đau nhức cơ bắp sau khi tập luyện cường độ cao, do bệnh mãn tính hoặc đau ốm. Viêm nhiễm có thể gây hại cho cơ thể, tuy nhiên việc lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm bớt tác động tiêu cực này. [1] [2] Để có thêm nguồn cảm hứng về bữa ăn lành mạnh, đọc thêm tại đây.

2. Ngủ ngon và đủ giấc

Duy trì giấc ngủ lành mạnh có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của cơ thể. Tuy ngủ đủ giấc là cần thiết nhưng chất lượng của giấc ngủ cũng quan trọng không kém. Ngủ đủ giấc giúp cơ thể tự bảo vệ khỏi nhiễm trùng và bệnh tật tốt hơn. Trong khi đó, chất lượng giấc ngủ kém có thể là nguyên nhân dẫn đến gia tăng viêm nhiễm và thậm chí là một số bệnh mãn tính như đái tháo đường, xơ vữa động mạch và thoái hóa thần kinh. [3] Nghiên cứu của Tập đoàn Ajinomoto đã chỉ ra rằng axit amin glycine nếu được sử dụng trước khi đi ngủ sẽ giúp cơ thể đi vào trạng thái ngủ sâu nhanh hơn. Đọc thêm tại đây.

3. Thường xuyên tập thể dục

Vận động và các hoạt động thể chất vốn luôn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong thời kỳ bùng phát đại dịch và giãn cách xã hội. Các bài tập giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, tăng cường nhận thức và sức khỏe của cơ bắp. Không tập thể dục đều đặn có thể là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề sức khỏe như đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim, bệnh Alzheimer và thậm chí là cả ung thư. [4] [5] Duy trì khối cơ thông qua hoạt động thể chất và tối ưu lượng protein hấp thu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với người cao tuổi. Đọc thêm tại đây.

4. Giảm căng thẳng

Các yếu tố góp phần gây ra căng thẳng bao gồm các mối quan hệ cá nhân, vấn đề trong công việc, vấn đề tài chính, xã hội và nhiều nguyên do khác. Những nguyên nhân đó đặc biệt gia tăng trong thời kỳ đại dịch hiện nay. Chính vì thế, việc tự chăm sóc bản thân trở nên quan trọng hơn bao giờ hết nhằm giảm căng thẳng và nâng cao sức khỏe tinh thần và sức khỏe tổng thể. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chia sẻ các mẹo tự chăm sóc bản thân, bao gồm các bữa ăn cân bằng dinh dưỡng và lành mạnh. [6] Dành thời gian chuẩn bị một bữa ăn lành mạnh cho bản thân và gia đình là một trong số những cách giúp bạn kiểm soát căng thẳng hiệu quả. Để có thêm nguồn cảm hứng về bữa ăn lành mạnh, xem thêm tại đây.

Không có một giải pháp nào là toàn diện giúp phòng chống hoặc điều trị bệnh tật. Tuy nhiên, đây là bốn bước quan trọng có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng quát cũng như giúp chúng ta bảo vệ những người xung quanh.

Tìm hiểu thêm:

  1. Cavicchia PP, Steck SE, Hurley TG, et al. Một chỉ số viêm trong chế độ ăn uống mới dự đoán những thay đổi theo khoảng thời gian của protein phản ứng C nhạy cảm cao trong huyết thanh. J Nutr. Năm 2009; 139 (12): 2365‐2372. doi: 10.3945 / jn.109.114025

  2. Kanauchi M, Shibata M, Iwamura M. Một chỉ số viêm mới trong chế độ ăn uống phản ánh quá trình lão hóa do viêm: Lưu ý kỹ thuật. Ann Med phẫu thuật (London). 2019; 47: 44‐46. Published 2019 Sep 27. doi: 10.1016 / j.amsu.2019.09.012

  3. Besedovsky L, Lange T, Haack M. The Sleep-Immune Crosstalk in Health and Disease. Physiol Rev. 2019; 99 (3): 1325-1380. doi: 10.1152 / Physrev.00010.2018

  4. Pedersen BK, Akerström TC, Nielsen AR, Fischer CP. Vai trò của myokine trong tập thể dục và trao đổi chất. J Appl Physiol (1985). 2007; 103 (3): 1093‐1098. doi: 10.1152 / japplphysiol.00080.2007

  5. Pedersen BK. Cơ bắp và myokine của chúng. J Exp Biol. 2011; 214 (Tr 2): 337‐346. doi: 10.1242 / jeb.048074

  6. Tổ chức Y tế Thế giới, Văn phòng Khu vực Đông Nam Á. (2014). Tự chăm sóc sức khỏe. Văn phòng WHO khu vực Đông Nam Á. https://apps.who.int/iris/handle/10665/205887